Tổ chức Y_tế_Việt_Nam_Cộng_hòa

Bộ Y tế

Bộ Y tế có tổng trưởng đứng đầu. Bộ trực tiếp điều hành một số bệnh viện công như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhi đồng, Bệnh viện Vì dân, Bệnh viện Hùng Vương[2]Chợ Lớn nhưng vào cuối thập niên 1960 thì nhiều cơ sở chuyển sang quy chế tự trị. Riêng bệnh viện Bình dân thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục,[3] dùng làm nơi thực tập cho sinh viên y khoa.

Bộ Y tế còn có cơ sở điều trị khác như Trung tâm bài trừ ma túy ở Ngã ba Tam Hiệp, Biên Hòa.[4]

Bộ Y tế cũng là cơ quan điều hành hai phòng thí nghiệm chuyên về y tế công cộng và vi sinh học ở Ban Mê Thuột và Huế.[5]

Y tế dân sự

Số liệu bệnh viện lớn tại Sài Gòn[6]
Bệnh việnChuyên khoaSố giường
(theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ)
Số bệnh nhân trung bình
Chợ Rẫy, 42 đường Thuận Kiều
sau đổi tên là đường Trần Hoàng Quân
đa khoa1.0851.200
Hùng Vương, 128 đường Hùng Vươngsản phụ khoa244 (147)350
Hồng Bàng, 120 đường Hùng Vươngbệnh lao459 (290)600
Nhi đồng, đường Sư Vạn Hạnhnhi khoa443500
Bình dân, 371 đường Phan Thanh Giản350 (192)350
Từ Dũ, đường Cống Quỳnhsản phụ khoa435600
Sài Gòn (Đô thành), 125 đại lộ Lê Lợi250 (150)300
Nguyễn Văn Học600600
Chợ Quán, 152 bến Hàm Tửbệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần778 (442)
Grall, 14 đường Gia Long560[7]

Dịch vụ y tế bắt đầu ở cấp . Mỗi xã có một ủy viên y tế và một nữ hộ sinh, thường gọi là "cô đỡ" trông coi và giúp đỡ sản phụ ở thôn quê. Ủy viên y tế làm việc dưới sự giám sát của Hội đồng xã.[8]

Ở cấp quận thì có Chi y tế dưới sự điều hành của cán sự y tế. Mỗi tỉnh thì có một bệnh viện thuộc Ty y tế. Tính đến năm 1963 thì có hai tỉnh Quảng TínPhú Bổn không có bệnh viện. Các tỉnh kia đều có đủ cơ sở bệnh viện, phòng thí nghiệm và quang tuyến. Bệnh viện tỉnh thường chia thành ba khu nội y, giải phẫu và sản khoa.[9] Trưởng ty y tế là một bác sĩ phụ trách chương trình y tế trong tỉnh. Giám đốc bệnh viện cũng là một bác sĩ y khoa. Bệnh nhân nhập viện vào các bệnh viện công cộng không phải trả tiền. Những bệnh viện công cộng lớn gồm có Bệnh viện Chợ Rẫy, Vì Dân, Bệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn, và Bệnh viện Từ Dũ.

Tổng số bệnh viện dân sự toàn quốc vào năm 1965 là 101 cơ sở với 25.000 giường. Riêng thủ đô Sài Gòn có 11 bệnh viện công cộng cung cấp gần 5.000 giường.[10] Tính vào năm 1970 thì trên toàn quốc có hơn 570.000 ca nhập viện,[11] và bình quân là 1 giường bệnh viện mỗi 625 dân.[1]

Một số chuyên khoa có bệnh viện riêng như Bệnh viện Nhi đồng Sài Gòn. Khoa tâm thần có ba cơ sở chính: Bệnh viện Chợ Quán ở Sài Gòn, Bệnh viện Huế, và Bệnh viện Nguyễn Văn Hoài ở Biên Hòa.[10] Bệnh viện Biên Hòa có 1200 giường (1965).[12]

Bác sĩ y khoa

Nằm ngoài hệ thống của chính phủ là các phòng mạch, dưỡng đường và bệnh viện tư nhân (bốn bệnh viện ở Sài Gòn với hơn 800 giường). Vào giữa thập niên 1960 Việt Nam Cộng hòa có khoảng 800 bác sĩ y khoa.[10] Tính trung bình thì có một bác sĩ cho mỗi 36.000 dân.[5]

Bệnh viện tư

Bệnh viện tư lớn phải kể Bệnh viện GrallBệnh viện Saint-PaulSài Gòn, Bệnh viện Sùng Chính[13] (200 giường) ở Chợ Lớn. Riêng Giáo hội Công giáo vào năm 1963 sở hữu 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lão, tám trại phong và 159 phòng phát thuốc.[14] Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm (Seventh Day Adventist) cũng có một bệnh viện 40 giường[15]Phú Nhuận, Sài Gòn có tiếng là cơ sở y tế tân tiến.[16]

Quân y

Ngoài hệ thống bệnh viện cho thường dân, vì tình hình chiến cuộc, Việt Nam Cộng hòa còn có hệ thống quân y viện và hệ thống tản thương. Trụ sở chính cũng là cơ sở lớn nhất là Tổng Y viện Cộng hòa ở Sài Gòn với 550 giường (1965)[17] sang thập niên 1970 tăng lên thành 1.800 giường[18] trong khi ở những địa phương khác như Nha Trang, Quy Nhơn cũng có bệnh viện. Tổng số bệnh viện quân y là 19 cơ sở với 9.000 giường.[10]

Ngoài cơ sở điều trị là một số trung tâm hồi lực cho những thương binh. Ở Thủ Đức có nguyên một làng cho thương phế binh định cư.[19] Con số thương binh bị cụt tay chân là khoảng 35.000 người và 31.000 người mù mắt.[20]

Viện trợ quốc tế

chiến cuộc tình hình y tế của Việt Nam Cộng hòa gặp nhiều trở ngại. Ước tính hàng năm có khoảng 50.000 thường dân bị thương vong, một con số vượt khả năng cung cấp của hệ thống y tế. Một số quốc gia như New Zealand, Nam Hàn, Philippines và nhất là Hoa Kỳ đã lập chương trình viện trợ y tế dân sự Provincial Health Assistance Program, PHAP ở cấp tỉnh vào thập niên 1960 nhưng không thành công vì tình hình bất ổn. Năm 1965 Quân đội Hoa Kỳ thực hiện chương trình Military Provincial Health Assistance Program, MILPHAP dùng nhân sự bên nhà binh của Hoa Kỳ để giúp đỡ ngành y tế dân sự Việt Nam. Đến năm 1970 thì những đội MILPHAP có mặt trực tiếp ở 22 tỉnh thành Miền Nam cùng trợ giúp ty y tế tỉnh của 30 tỉnh, tựu trung vào việc củng cố các bệnh viện ở tỉnh lỵ. Ngoài ra lại có Medical Civic Action Program, MEDCAP. Chương trình này dùng những đội y tế di động về vùng quê chữa bệnh.[21]

Một số nước cũng tiếp sức gián tiếp trong ngành y tế như Tây Đức giúp phần kỹ thuật và tài chánh xây lò sát sinh[22] giúp kiểm soát nguồn thực phẩm. Chính phủ Tây Đức cũng gửi con tàu Helgoland với 145 giường và 60 bác sĩ để chữa bệnh cho dân chúng.[23]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Y_tế_Việt_Nam_Cộng_hòa http://74.6.116.140/search/srpcache?ei=UTF-8&p=%22... http://hysvn.ca/tapsanysi/1-178/9-tng-nh-giao-s-tr... http://nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=8... http://www.thoiluan.com/index.php?categoryid=11&p2... http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=5&nid=40279 http://www.vietnamsante.com/pmhien/pmh-nmdrn05.htm http://history.amedd.army.mil/booksdocs/vietnam/Ge... http://www.history.army.mil/books/Vietnam/MedSpt/c... http://www.asnom.org/oh/en/0740_hopitaux_coloniaux... http://bvhungvuong.vn/index.php?do=content&id=8